Não úng thủy
Não úng thủy là gì? (Về đầu)
Ở trẻ nhỏ mặc dù lúc mới sinh trẻ có kích thước đầu bình thường nhưng do các khớp sọ chưa đóng kín nên sự gia tăng lượng dịch não tủy sẽ làm kích thước của đầu to lên nhanh bất thường. Thóp trước giãn to và căng hơn, các mạch máu da đầu cũng giãn to hơn bình thường. Trán trẻ rất rộng. Mắt thường ở tư thế nhìn xuống tạo nên dấu hiệu mặt trời lặn (khi thấy dấu hiệu này có nghĩa là tình trạng đã nặng, trẻ có thể bị mù và tổn thương nặng ở não). Não úng thủy có nguy hiểm không ? (Về đầu) Nếu không phẫu thuật sớm để làm giảm áp lực ở não, trẻ sẽ bị tổn thương não không hồi phục. Do não bị tổn thương, trẻ có thể bị mù, chậm trí, động kinh hoặc bại não. Dấu hiệu gì giúp nhận biết một đứa trẻ có nguy cơ bị não úng thủy? (Về đầu) Biểu hiện dể nhận biết nhất là đầu đứa trẻ to dần, thóp trước rộng và phồng căng. Trẻ hay quấy khóc, bú kém thậm chí nôn ói, ánh mắt luôn nhìn xuống (mắt mặt trời lặn), hai tay và hai chân có thể mềm nhũn, kém linh hoạt. Nếu các bà mẹ phát hiện con mình có những dấu hiệu như thế nên đưa trẻ đến khám tại bệnh viện để có chẩn đoán và xử trí kịp thời. Nếu nghi ngờ đầu trẻ có dấu hiệu to ra hơn bình thường, hãy đo vòng đầu của trẻ để đối chiếu với sự phát triển bình thường vòng đầu như sau: khoảng 32cm lúc mới sinh, 46cm khi trẻ 1 tuổi, 48cm khi 2 tuổi, 49cm khi 3 tuổi, 51cm khi 7 tuổi, 52cm khi 12 tuổi. Cách đo vòng đầu (Về đầu)
Dùng thước dây quấn quanh đầu trẻ, phía trước trán (nơi nhô cao nhât), phía bên cạnh (ở trên hai vành tai) rồi kéo thẳng ra phía sau, tính bằng cm (hình 3). Trường hợp não úng thủy sẽ được điều trị như thế nào? (Về đầu) Não úng thủy sẽ được điều trị bằng phẫu thuật để đặt một ống dẫn lưu dịch từ não tới ổ bụng, phẫu thuật này cần được thực hiện sớm trước khi lượng dịch trong não trở nên quá lớn gây chèn ép và tổn thương não. Đặt ống dẫn lưu để điều trị não úng thủy (Về đầu)
Ống dẫn lưu dùng trong điều trị não úng thủy là một loại ống dẫn mềm dẻo được đặt vào hệ thống não thất và dẫn lưu dịch não tủy từ não đến một vùng khác của cơ thể nơi dịch não tủy có thể hấp thụ được, chẳng hạn như khoang phúc mạc hoặc tâm nhĩ phải (hình 4) . Khi nào không cần đặt ống dẫn lưu ? (Về đầu) Việc đặt ống dẫn lưu không nên thực hiện trong những tình huống sau:
Kỹ thuật mới trong điều trị não úng thủy (Về đầu)
Hiện nay, kỹ thuật phẫu thuật nội soi phá sàn não thất 3 đã được áp dụng để điều trị não úng thủy (hình 5). Kỹ thuật này có ưu điểm là trẻ sẽ không phải mang ống dẫn lưu trong người, do đó tránh được các biến chứng thường xảy ra trong phương pháp đặt ống dẫn lưu như tắc nghẽn ống, nhiễm trùng v.v.... Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng được trong một số dạng não úng thủy nhất định.
Tài liệu tham khảo 1. David Werner (1996), Disabled Village Children, The Hesperian Foundation, 2nd Edition. Biên soạn: Bs. Trương Văn Trí
|